Cách Làm Chuồng Gà Chọi Chất Lượng – Chi Phí Phải Chăng

Để thực hiện cách làm chuồng gà chọi đơn giản cần phải đáp ứng những yếu tố gì là một trong những câu hỏi được vô số sư kê đặt ra hiện nay. Chuồng gà là nơi chiến kê sinh sống và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của chúng. Vì vậy, bài viết sau đây Daga88 xin chia sẻ cách làm chuồng gà chọi chất lượng và tối ưu chi phí cho anh em tham khảo. 

cách làm chuồng gà chọi

Hướng dẫn sư kê cách làm chuồng gà chọi chất lượng và tối ưu chi phí

Một số lưu ý khi thực hiện cách làm chuồng gà chọi

Khi quyết định thực hiện cách làm chuồng gà chọi anh em cần phải đảm bảo được rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này góp phần đảm bảo rằng thành phẩm làm ra sẽ đạt được chất lượng ưng ý: 

Lưu ý về độ cao

Theo Daga88 tìm hiểu, chuồng gà chọi thường nên đạt tiêu chuẩn từ 1.5m – 2m về độ cao để đảm bảo độ thông thoáng tuyệt đối. Nếu làm chuồng quá thấp chuồng gà đá có thể bị bí và không khí trong chuồng có thể bị thay đổi thất thường theo điều kiện thời tiết. Đặc biệt, nơi ở của gà đá quá thấp sẽ gây nên hiện tượng ẩm ướt hoặc khiến cho các loại ký sinh trùng dễ dàng làm tổ nơi đây.

Tuy nhiên, nếu địa hình bắt buộc anh em có thể đầu tư lắp đặt thêm hệ thống làm thoáng khí cho chuồng gà. Lưu ý rằng sư kê cũng không nên làm chuồng quá độ cao 3m để đảm bảo tiện lợi vệ sinh và chăm sóc. 

cách làm chuồng gà chọi

Những lưu ý quan trọng khi làm chuồng gà đá bà con nên biết

Lưu ý về độ rộng

Anh em có thể thực hiện cách làm chuồng gà chọi tuỳ theo độ rộng của diện tích. Tuy nhiên, đối với gà chọi sư kê không nên nuôi ở mật độ quá cao. Anh em chỉ nên nuôi nhốt chiến kê với mật độ tối đa 5 – 7 con/m2 để đảm bảo không gian sinh sống và nghỉ ngơi cho chúng. 

Đặc biệt, sân thả vườn cần phải chiếm một diện tích rất lớn có thể x2 x3 so với khu vực chuồng sinh sống. Đây là khoảng diện tích gà đá thường xuyên hoạt động luyện tập và sinh hoạt hàng ngày. 

Một số lưu ý khác

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cách làm chuồng gà chọi anh em nên để ý thêm những yếu tố như sau:

  • Hướng đặt chuồng: tùy theo vị trí địa lý anh em nên nghiên cứu đặt chuồng theo hướng ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt, hướng chuồng nên để ở nơi ánh nắng mặt trời có thể chiếu vào một cách vừa phải để đảm bảo độ khô ráo.
  • Mặt nền: xây cao từ 30 – 40cm để tránh việc mưa lớn gây ngập úng chuồng gà, khiến nơi ở của gà đá trở nên ẩm thấp.
  • Tường: tường chuồng gà không nên xây quá kín khiến cho không khí trong khu vực gà sinh sống không thông thoáng, dễ ẩm mốc. 
  • Mái: nên lợp mái chuồng gà bằng các chất liệu thoáng mát để điều hoà không khí trong không gian sinh sống của gà đá.

Các nguyên vật liệu làm chuồng gà đá đơn giản 

Hiện nay, đa số nhiều sư kê lựa chọn xây chuồng cho gà đá bằng các nguyên vật liệu như lưới B40 hoặc xây bằng gạch dễ dàng tìm kiếm lại tối ưu chi phí. Ở nội dung sau, Daga88 sẽ hướng dẫn anh em cách xây chuồng gà chọi bằng những nguyên vật liệu kể trên. 

Cách làm chuồng gà chọi bằng lưới B40 siêu bền

Nếu anh em lựa chọn thực hiện cách làm chuồng gà chọi bằng lưới B40 thì cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây: lưới B40, cột sắt hoặc cột bê tông, dây thép tuỳ loại, kìm và tua vít. 

Các bước dựng chuồng gà đá bằng lưới B40 được thực hiện lần lượt như sau:

  • Bước 1: sư kê tiến hành định hình dáng chuồng, phân vùng dựng chuồng phù hợp với diện tích sân vườn.
  • Bước 2: sau khi phân vùng anh em tiến hành đóng cọc sắt hoặc cọc bê tông để định hình cột trụ cho chuồng. Đóng cọc sâu và kiểm tra độ chắc chắn của cọc khi đóng xuống. Mỗi cọc cần cách nhau 2,5m – 3m và có độ cao từ 1,5m – 1,8m. 
  • Bước 3: bước cuối cùng anh em bắt đầu lấy lưới B40 quấn quanh các vị trí đặt cột. Sử dụng dây thép để cố định lưới B40 vào cột. Lưu ý anh em cần phải xoắn chặt dây thép và kiểm tra lại sau khi hoàn thành. 
cách làm chuồng gà chọi

Hướng dẫn các bước làm chuồng gà chọi bằng lưới B40 thông thoáng

Cách làm chuồng gà chọi bằng gạch chắc chắn, dễ dàng

Ngoài ra, anh em có thể lựa chọn xây chuồng bằng gạch để đảm bảo độ kiên cố với độ bền lâu:

  • Bước 1: lựa chọn vị trí xây chuồng phù hợp, thoáng mát, ưu tiên những mảnh đất bằng phẳng.
  • Bước 2: tiến hành dự tính kích thước chuồng và tiến hành xây móng, khung chuồng. Anh em có thể xây theo kích thước tiêu chuẩn trung bình khoảng 50cm chiều dài, 
  • Bước 3: sau khi đã xác định kích thước và xây móng bà con bắt đầu quá trình xây chuồng. Lưu ý bà con có thể lợp mái ngói hoặc tôn chống nóng cho loại chuồng này. 
cách làm chuồng gà chọi

Hướng dẫn các bước làm chuồng gà chọi bằng gạch kiên cố nhất hiện nay

Xem thêm : Kỹ thuật nuôi gà đá 

Tư vấn dáng chuồng gà đá phổ biến hiện nay

Khi thực hiện cách làm chuồng gà chọi anh em nên để ý đến dáng chuồng sao cho phù hợp với diện tích sân vườn. Bà con có thể lựa chọn 1 trong 3 dáng chuồng sau khi tiến hành xây nơi ở cho gà đá:

Loại chuồng ngang

Loại chuồng ngang khá phù hợp với các trang trại diện tích có hạn khi có thể xây lên 2 tầng. Gà đá có thể ở mỗi cá thể trong một ô chuồng riêng biệt không làm ảnh hưởng đến nhau. Tuy nhiên, mỗi ô chuồng như vậy không có diện t

cách làm chuồng gà chọi

Dáng chuồng gà chọi ngang siêu tiết kiệm diện tích

Xem thêm : Cách cắt lông gà chọi chuẩn được chuyên gia chia sẻ

Loại chuồng dọc

Các loại chuồng dọc phù hợp với những trang trại có diện tích lớn, có thể kết hợp sử dụng làm chuồng nuôi hoặc chuồng tập lực cho gà đá rất tốt. Tuy nhiên, loại chuồng này khá tốn diện tích nên anh em có thể cân nhắc xây dựng theo điều kiện địa lý tại trang trại. 

cách làm chuồng gà chọi

Dáng chuồng gà chọi dọc tạo không gian luyện tập hợp lý cho gà đá

Xem thêm : Kỹ thuật đỗ gà đá lấy gen trội chính xác nhất hiện nay

Mẫu chuồng kết hợp

Mẫu chuồng kết hợp vừa giúp sư kê tiết kiệm diện tích lại đạt được năng xuất cao trong việc giúp gà đá tập luyện. Anh em có thể xây hệ thống chuồng ngang phía trong kèm theo hệ thống chuồng dọc phía ngoài. Vừa làm nơi sinh hoạt và tập luyện mỗi ngày cho gà đá. 

Trên đây là những cách làm chuồng gà chọi đơn giản, tối ưu chi phí nhưng vẫn chất lượng mà Daga88 đã chia sẻ đến anh em. Hãy tham khảo và lựa chọn phương pháp xây chuồng hợp lý với nhu cầu chăn nuôi của từng sư kê nhé!