Bệnh E.Coli Ở Gà – Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Và Cách Chưa Bệnh Hiệu Quả

Bệnh E.Coli ở gà là một loại bệnh truyền nhiễm để lại bệnh tích nặng nề trên toàn bộ cơ thể gia cầm nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, gà nhiễm E.Coli có thể bị thêm nhiều chứng bệnh khác như IB, ND, MG,… khiến bà con có nguy cơ bị thiệt hại lớn về kinh tế. Biết được điều đó, Daga88 xin chia sẻ về các biểu hiện và cách phòng trị E.Coli ở gà hiệu quả nhất tại nội dung ngay sau đây. 

Bệnh E.Coli ở gà

Daga88 bật mí biểu hiện bệnh E.Coli ở gà và cách phòng tránh đơn giản

Tổng hợp nguyên nhân gây nên bệnh E.Coli ở gà

E.Coli xuất hiện trên gà là do chúng bị nhiễm một loại virus rất đặc biệt. Gà bị nhiễm virus là do những con đường lây truyền sau đây: 

Virus gây nên bệnh E.Coli ở gia cầm

Bệnh E.Coli ở gà – một bệnh nhiễm trùng toàn thân gây ra bởi vi khuẩn Escherichia Coli (E.Coli) gây ra. Hầu hết tất cả các độ tuổi từ gà tơ cho đến trưởng thành đều cực kỳ mẫn cảm với loại virus này. Thời gian ủ bệnh kéo dài trong vòng 1 – 3 ngày, gà bắt đầu bị nhiễm trùng sau 5 – 7 ngày mắc bệnh. 

Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể sẽ khiến bà con nhầm lẫn với bệnh CRD ở gà. Vi khuẩn E.Coli có thể sống và phát triển tự nhiên trong ruột của các loại gia cầm và nhiều loại động vật khác. Vi khuẩn được kiểm soát bởi hệ vi sinh của hệ thống đường ruột của động vật. Nếu số lượng vi khuẩn tăng vọt lên quá nhiều có thể gây bệnh nghiêm trọng và dẫn đến tử vong trong một thời gian ngắn. 

Bệnh E.Coli ở gà

Bệnh E.Coli phát tác do vi khuẩn Escherichia Coli tồn tại trong cơ thể gà

Các con đường lây truyền E.Coli ở gà

Bệnh E.Coli ở gà rất dễ lây lan bởi chúng được nuôi theo đàn. Sau đây là những con đường truyền bệnh chính rất khó để tránh khỏi hiện nay:

  • Phân của gà mắc bệnh thải ra rải rác khắp nơi, không được dọn dẹp lẫn vào thức ăn và nơi ở của những cá thể khỏe mạnh.
  • Bệnh được lây truyền qua ống dẫn trứng hoặc buồng trứng gà mẹ đã nhiễm E.Coli sang gà con.
  • Máy ấp trứng không được vệ sinh sạch sẽ có thể mang mầm bệnh lây cho gà con sau này.
  • Bệnh E.Coli có thể lây lan ở thời điểm gà giao phối với nhau. Sau khi giao phối gà dễ dàng mắc bệnh và khiến cả đàn tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. 
  • Bệnh có thể bị kế phát do các loại virus gây bệnh hô hấp như Newcastle, bệnh tiêu hoá,…
  • Bệnh tự phát do môi trường sống và thức ăn cung cấp cho gà không đảm bảo vệ sinh. Việc để gà ăn quá no hoặc bỏ đói đột ngột cũng có thể khiến vi khuẩn E.Coli tự phát nhanh chóng. 

Triệu chứng dễ thấy khi gà nhiễm E.Coli

Bệnh E.Coli ở gà có những biểu hiện khá rõ ràng như sau:

  • Gà có dấu hiệu mệt mỏi, bơ phờ, lông bết xù kèm theo cảm giác thèm ăn và thở khó khăn.
  • Gà có dấu hiệu bị trầm cảm, tập trung ủ rũ một chỗ thành đàn.
  • Gà đi ngoài ra phân màu vàng, hơi lỏng vì bị tiêu chảy, lỗ hậu có phân dính bết xung quanh.
  • Gà mắc E.Coli có thể bị nhiễm trùng máu cấp tính gây nên hiện tượng tử vong. 
  • Gia cầm còn có thể bị viêm phế quản và viêm màng phổi, viêm phúc mạc, viêm mô tế bào.
  • E.Coli có thể xảy ra ở gà trên 1 ngày tuổi hoặc gà đã trưởng thành, gà đẻ trứng hoặc gà giống.
Bệnh E.Coli ở gà

Gà mắc E.Coli thường có những triệu chứng nào?

Xem thêm : Kỹ thuật nuôi gà đá chuẩn được chuyên gia chia sẻ

Bệnh tích E.Coli ở nội tạng của gà

Bệnh E.Coli ở gà thường để lại những hấu hiệu bệnh tích như sau:

  • Gà mắc E.Coli thường bị nhiễm trùng rốn hoặc vùng rốn có dấu hiệu đỏ ửng và phù nề.
  • Gia cầm mắc bệnh thường có ổ bụng sưng to hoặc bị viêm xoang phúc mạc.
  • Ở giai đoạn sau, gà nhiễm bệnh có phần bụng phình to ra, toàn bộ thành bụng có dấu hiệu bị hoại tử từ bên trong. 
  • Gia cầm mắc bệnh có dấu hiệu viêm phổi và bị bao phủ bởi màng fibrin. 
  • Bệnh E.Coli cũng ảnh hưởng đến ống dẫn trứng của gà mái. Virus E.Coli khiến ống dẫn trứng bị giãn ra, thành ống mỏng dần và chứa nhiều dịch nhầy dọc theo chiều dài của ống. 
Bệnh E.Coli ở gà

Bệnh E.Coli để lại bệnh tích ở phổi, ống dẫn trứng và bụng gia cầm

xem thêm : Cách nuôi gà đá khỏe mạnh 

Phác đồ điều trị bệnh E.Coli ở gà hiệu quả nhất

Khi phát hiện gà bị nhiễm E.Coli bà con có thể chữa trị cho gia cầm theo phác đồ sau:

  • Tiêm Genta Guard 10% với liều 8mg/kg thể trọng cho gà nhiễm E.Coli. Đối với những trường hợp gà con nghi nhiễm bà con có thể trộn 10ml Genta Guard pha với 90% nước cất để tiêm 0.1ml.
  • Bà con có thể dùng Amoxivet 50% Powder – liều 25mg/kg P (4g/1.000 con) hoặc Nalistin 10 với liều lượng 8mg/kg P.
  • Để cải thiện hô hấp cho gà sư kê nên cho gia cầm sử dụng thêm XO Save.
  • Bổ sung thêm KC Pol giúp gia cầm phục hồi và phát triển nhanh chóng nhất có thể.
  • Để tránh tình trạng gà bị sưng gan, sưng thận anh em có thể sử dụng Formula HP, Retonic theo liều lượng được chỉ định.
Bệnh E.Coli ở gà

Daga88 bật mí phác đồ điều trị E.Coli ở gia cầm hiệu quả nhất hiện nay

Xem thêm : Bệnh tụ huyết trùng ở gà , nguyên nhân gây bệnh và cách chữa hiệu quả nhất

Daga88 hướng dẫn phòng bệnh E.Coli cho gia cầm

Phòng bệnh E.Coli cực kỳ dễ dàng giúp giảm thiểu nguy cơ gà nhiễm bệnh gây nên thiệt hại về kinh tế bằng cách biện pháp dưới đây:

  • Giữ chuồng trại sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh khử khuẩn nơi ở của gà đá.
  • Vệ sinh máng ăn, thức uống cho gà, đặc biệt không để phân gà đọng lại trên dụng cụ chăn nuôi.
  • Bổ sung định kỳ các loại vitamin và thuốc bổ vào thức ăn, nước uống của gia cầm.

Bệnh E.Coli ở gà nếu không tìm ra phương pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều thiệt hại nặng nề cho chủ nuôi. Hy vọng bài chia sẻ trên của Daga88 đã giúp sư kê hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của căn bệnh này trên gia cầm. Hãy áp dụng các phương pháp chữa trị mà Daga88 chia sẻ để hạn chế rủi ro khi chăn nuôi nhé!